Video sơ cứu khi bị kiến ba khoang đốt
Cách sơ cứu khi bị kiến ba khoang đốt
Hiện nay, dịch kiến ba khoang tấn công người lại đang có dấu hiệu bùng phát trở lại. Khi bị côn trùng đốt, nhất là với kiến ba khoang, cần nhanh chóng tiến hành xử lý vết đốt để tránh da bị tổn thương nặng. Loài này xuất hiện vào đầu mùa mưa khi có ẩm độ cao, nhất là sau các đám mưa lớn đầu mùa. Chúng thường sống trong ruộng lúa, ăn rầy nâu và rất thích ánh sáng đèn nên thường vào đèn chung với rầy nâu ở những nơi có nhiều ruộng lúa bao quanh.Vết đốt của kiến ba khoang thường để lại những vết đỏ lấm tấm mụn nước. Các mụn nước này có thể chỉ hơi ngứa cũng có thể gây tổn thương phỏng mủ trên khắp cơ thể.
Chất độc của kiến ba khoang khi tiếp xúc với da tạo nên bỏng da, viêm da, gây bỏng rát như bị tạt axit. Nhiều người không biết dùng tay diệt kiến xong vô tình dùng tay đó tiếp xúc với vùng da khác khiến cho những chỗ này không bị kiến đốt vẫn tổn thương. Vì vậy cách xử lý đúng khi bị kiến ba khoang đốt sẽ giúp nạn nhân dễ chịu hơn rất nhiều.
Nhận biết kiến ba khoang
Kiến ba khoang có thân thon dài, hai màu đỏ và đen tạo thành các khoang đen – vàng cam xen kẽ. Chúng thường sống ở các ruộng lúa, vườn cây, cỏ mục, bãi rác thải, công trình đang xây dựng… Kiến ba khoang xuất hiện nhiều vào đầu mùa mưa và rất thích ánh sáng đèn ban đêm.
Kiến ba khoang
Cách xử lý đúng khi bị kiến ba khoang đốt
Trong dịch cơ thể của kiến ba khoang có chứa pederin, một loại chất độc gây rộp, phỏng da, viêm da. Một số người khi bị kiến ba khoang đốt chỉ nổi những vết mụn nước nhỏ, hơi ngứa, không thành phỏng nước, phỏng mủ. Trong khi một số khác, vết đốt lại phỏng mủ lan rộng khiến người bệnh sưng đau, sốt, bạch cầu tăng cao…
Vết đốt của kiến ba khoang
Để xử lý đúng khi bị kiến ba khoang đốt, bạn cần chú ý:
– Khi thấy kiến đậu vào da thì không nên đập hoặc giết chúng mà hãy thổi chúng đi, tránh cho pederin lây rộng ra các vùng da khác.
– Dùng nước muối sinh lý trung hòa chất độc của kiến (ngày 3-4 lần) ngay khi có dấu hiệu nổi mụn nước nhỏ. Sau đó bôi các thuốc làm dịu da như hồ tetra-pred. Đối với trẻ em thì tốt nhất là cho ngay chỗ bị đốt vào dưới vòi nước chảy để loại bỏ bớt nọc độc rồi bôi thuốc làm dịu da. Khi các mụn nước khô thì bôi kem kháng sinh hoặc corticoid.
Rửa tay dưới vòi nước để loại bỏ bớt độc
– Nếu da bị phồng rộp, sứng tấy thì rửa vết thương bằng thuốc tím rồi bôi các loại thuốc như Korcin; Betnovate; Betnovate-GM; Gentrisone…